ĐÁM HỎI
Chú rể chỉ cầm chầu rượu đến nhà Gái. Khi đến nhà gái, bác đại diện nhà Trai xin phép đàng Gái vào nhà. Chú rể ở lại cùng dàn bưng quả trao cho nhà gái.
ĐÁM CƯỚI
Khi đến nhà Gái rước dâu, bác đại diện nhà Trai cùng Rể phụ (cầm chầu rượu) làm lễ Nhập Gia. Lễ này thường diễn ra bằng hình thức hai bác đại diện uống rượu chào nhau trước Cổng chào Vu Quy.
Sau đó, đại diện nhà Gái mời họ hàng nhà Trai bước vô nhà và bắt tay. Còn chú rể sẽ đứng lại và làm thủ tục trao mâm quả cho hai bên.
Lưu ý: Đám hỏi và đám cưới đều có bưng quả. Dàn quả trong đám hỏi mang ý nghĩa hỏi cưới và “đặt cọc” từ nhà Trai dành cho đàng Gái. Nếu hôn sự không thành, đàng Gái có nghĩa vụ trao trả lại cho nhà Trai.
Dàn quả trong đám cưới sẽ nhiều và trịnh trọng hơn so với đám hỏi. Đặc biệt: tiền thách cưới của nhà Gái sẽ trao tặng cho hai con, trừ trường hợp nhà Gái có hoàn cảnh khó khăn mới nhận.
Phân biệt đám hỏi và đám cưới
ĐÁM HỎI
ĐÁM CƯỚI
Bảng xếp hàng này được thực hiện khi nhà Trai vừa bước xuống xe (đã đến nhà Gái). Thứ tự này thường được sắp xếp bởi các anh thợ chụp hình truyền thống. Họ hàng nhà Trai xếp ngay ngắn trước khi đến gặp nhà Gái, tránh lộn xộn hay mỗi người một nơi – điều đó thể hiện hình ảnh tác phong nhà Trai đối với nhà Gái.
Do có sự khác biệt với đám hỏi về việc có sự tham gia của rể phụ, do đó xe cưới có sự sắp xếp như sau: bác đại diện, rể phụ và chú rể sẽ ngồi chung xe. Bác đại diện nên ngồi ghế trước để có thể dễ dàng hỗ trợ mở cửa cho rể phụ khi đến nhà Gái.
Mâm quả này tùy thuộc vào kinh tế của mỗi gia đình và cũng như số quả. Có nhiều gia đình có số lượng quả lên đến 9 hoặc 12, không phải từ yêu cầu nhà Gái mà là do sự hơn thua của ba chú rể (Bạn tao khoe làm 10 quả cho đàng gái, tao ghét làm 12 quả để hơn nó :)) )
Thứ tự trong đội hình mâm quả không còn quá quan trọng như xưa, nó còn phụ thuộc vào sức khỏe của các bạn bưng quả. Do đó, mâm heo qua hoặc mâm long phụng thường đi sau cùng vì do nặng hoặc quá cao.